Ngày 30/7/2024, tại Trung tâm VKIST khu công nghệ cao Hòa Lạc đã diễn ra Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn”, giữa 3 nhà: Nhà nghiên cứu - Nhà trường – Nhà doanh nghiệp. Với sự tham dự của hơn 100 đại biểu là các nhà lãnh đạo quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ các Sở, Ban, Ngành thuộc các tỉnh thành phố Hà Nội, Bình Định, Hải Phòng; Bắc Ninh; các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, Tập đoàn, Doanh nghiệp, Quỹ đầu tư, Mạng lưới các các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp,... Chủ trì BQL khu Công nghệ cao Hòa Lạc phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức.
Hình ảnh tọa đàm giữa “3 Nhà”
Khoa Điện, Điện tử tham dự với vai trò đại biểu. Tại Hội thảo các thầy cô được nghe các tổ chức, chuyên gia, nhà quản lý cùng chia sẻ, thảo luận về cơ hội, thách thức, giải pháp cũng như đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ của thành phố Hà Nội trong thu hút đầu tư, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực công nghiệp bán dẫn phù hợp với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô Hà Nội và của khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Cụm các Trường Đại học FPT, Đại học Quốc gia, Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung nằm trong khu công nghiệp Thạch Thất. Với lợi thế đó sẽ là cơ hội và thách thức cho giảng viên của Khoa và Nhà trường khi triển khai việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn, góp phần hiện thực hóa chủ trương của Chính phủ Việt Nam đặt ra mục tiêu dự kiến tới năm 2030 cần 50.000 kỹ sư và cử nhân để vận hành và phát triển ngành công nghệ bán dẫn và AI tại Việt Nam.
Ông Mr. Đặng Thành Chung - Trưởng Bộ phận thị trường Việt Nam FCC Partners và Liên minh ảnh hưởng Đông Nam Á (SIA) phát biểu về thế mạnh của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn “Chính phủ Việt Nam thể hiện quyết tâm cao độ để phát triển ngành bán dẫn trong nước” Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 về Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030, xác định công nghiệp bán dẫn là ngành công nghệ cao, được ưu tiên.
Chiến lược thu hút đầu tư hợp lý: Mức thuế ưu đãi, hỗ trợ mạnh công cuộc nghiên cứu, đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao được chú trọng. Cụ thể, Việt Nam đã thu hút thành công Intel thiết lập một trong những cơ sở lớn nhất thế giới về lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm chip. Bên cạnh đó, các công ty Samsung, Hana Micron và Amkor Technology cũng đã và đang đầu tư phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam.
Việt Nam đang bắt đầu hình thành hệ sinh thái bán dẫn: doanh nghiệp nội địa năng động trong lĩnh vực chip như: FPT, Viettel,...
Với sự vào cuộc của các địa phương các bộ ngành, các đơn vị xúc tiến đầu tư, các khu Công nghệ cao đặc biệt khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã đáp ứng đủ về cơ sở hạ tầng, về giao thông đô thị, về điện, nước phục vụ cho quá trình sản xuất chip tại Trung tâm VKIST. Vấn đề là các trường đại học phải vào cuộc tham gia đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho ngành sản xuất bán dẫn. Bởi vậy các trường cần cử các giảng viên tham gia các khóa bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên sâu cho ngành này tại các nhà máy khu chế xuất trong và ngoài nước. Đặc biệt đối với những sinh viên có năng lực tốt sẽ được cử đi đào tạo tại các nước có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ,… Đồng thời, Chính phủ có chính sách thu hút các chuyên gia người Việt Nam đang làm việc tại các viện nghiên cứu, các nhà máy sản xuất công nghệ bán dẫn quay trở về làm việc tại Việt Nam trong lĩnh vực này.
Một số hình ảnh tại hội thảo:
Ông Đặng Thành Chung phát biểu tại Hội thảo.
Lịch sử hình thành và phát triển của VKIST
Hình ảnh thầy, cô Khoa Điện, Điện tử tham dự Hội Thảo.