Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho thị trường lao động trong nước và quốc tế, Nhà trường luôn chú trọng tới việc mở rộng quan hệ hợp tác đào tạo trong đó có hợp tác đào tạo với Doanh nghiệp, hợp tác đào tạo quốc tế, đặc biệt là mở rộng liên kết đào tạo với các đại học tiên tiến trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đa dạng hóa phương thức đào tạo và đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội. Được tiếp cận với những chương trình hợp tác tốt, sinh viên sẽ nâng cao được năng lực và kỹ năng thực tế, đẩy mạnh khả năng cạnh tranh và phát triển tri thức, hòa nhập được vào trị trường lao động trong nước và quốc tế, mở ra những cơ hội lớn cho bản thân.
Phương hướng hợp tác đào tạo:
- Đa phương hoá, đa dạng hoá loại hình hợp tác, tăng cường hội nhập trong nước, khu vực và quốc tế. Chú trọng đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp lớn, tổng công ty, tập đoàn thuộc Bộ Công thương; các cường quốc trên thế giới về giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học (các nước thuộc châu Âu, các nước Đông Nam Á,...).
- Tăng cường, mở rộng và chính thức hóa các hoạt động hợp tác trao đổi giảng viên, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và sinh viên với các doanh nghiệp, tổng công ty, tập đoàn thuộc 2 lĩnh vực công nghiệp và thương mại thông qua việc đưa sinh viên đến học tập, thực hành thực nghiệm thực tế và làm việc chính thức tại doanh nghiệp; mời cán bộ quản lý, các chuyên gia tham gia xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy và đánh giá sinh viên trong quá trình học tập và thực tế tại doanh nghiệp.
- Phát triển hoạt động liên doanh, liên kết với các trường đại học trên thế giới trong việc tuyển sinh, đào tạo đại học cho sinh viên Việt Nam tại Việt Nam và tại các nước khác như mô hình học 1+3, 2+2, ... mà nhiều trường Đại học của Việt Nam đã và đang áp dụng.
- Phát triển các dự án nghiên cứu liên quốc gia nhằm tăng cường học tập và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Từng bước triển khai các hoạt động dịch vụ, chuyển giao công nghệ, tăng nguồn thu cho nhà trường; mở rộng quyền tự chủ, có cơ chế chính sách khuyến khích các đơn vị và cá nhân về hợp tác đào tạo trong nước và quốc tế trong khuôn khổ luật pháp của Việt Nam.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các trường đại học để tìm kiếm các nguồn học bổng tài trợ cho cán bộ- giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, tài trợ học bổng cho sinh viên xuất sắc hoặc hoàn cảnh khó khăn. Tìm kiếm các nguồn kinh phí để tài trợ cho nghiên cứu khoa học, cử cán bộ- giảng viên có trình cao đi giao lưu khoa học tại nước ngoài.
- Khuyến khích các giảng viên, các nhà khoa học làm công tác hợp tác quốc tế nhằm tạo ra mạng lưới cộng tác viên trong hợp tác quốc tế với chính sách động viên, khen thưởng kịp thời; đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách.
Các chương trình hợp tác đào tạo với Doanh nghiệp:
.......................................................................................
Các chương trình hợp tác đào tạo với các đại học nước ngoài:
- Chương trình liên kết đào tạo với ĐAN MẠCH (Niels Brock Copenhagen)
Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh
Thời gian đào tạo: 4 năm
Địa điểm đào tạo: Trường ĐHCN Việt - Hung
Giảng viên: Các Giáo sư, tiến sĩ thuộc đại học Niels Brock Copenhagen
Bằng cấp tốt nghiệp: Cử nhân Mỹ ngành Quản trị kinh doanh chuyên ngành Marketing do trường Kinh doanh Niels Brock Copenhagen của Đan Mạch cấp bằng
Học phí toàn khóa học: 290.000.000đ /khóa học
- Chương trình LK đào tạo với HUNGARY (Trường Kinh doanh quốc tế-IBS)
Ngành đào tạo: Các ngành khối kinh tế
Thời gian đào tạo: 4 năm (theo mô hình 2+2)
Địa điểm đào tạo: 2 năm đầu học tại Trường ĐHCN Việt - Hung
2 năm cuối học tại Trường KD Quốc tế IBS-Hungary
Giảng viên: Các giảng viên của ĐHCN Việt - Hung và ĐHKD Quốc tế IBS
Bằng cấp tốt nghiệp: Bằng cử nhân quốc tế của đại học Buckingham (Anh)
Mức học phí của chương trình:
+ 2 năm đầu học tại Trường ĐHCN Việt - Hung: mức thu bằng với các chương trình đào tạo trong nước.
+ 2 năm cuối học tại Hungary: 3300 EUR/01 kỳ
- Chương trình liên kết đào tạo với HÀN QUỐC (Đại học Ulsan)
Ngành đào tạo: Các ngành đào tạo khối Kỹ thuật
Thời gian đào tạo: 4 năm (theo mô hình 2+2)
Địa điểm đào tạo: 2 năm đầu học tại Trường ĐHCN Việt - Hung
2 năm cuối học tại Đại học Ulsan - Hàn Quốc
Giảng viên: Các giảng viên của đại học Ulsan - Hàn Quốc
(Ulsan là 1 trong 30 trường danh tiếng nhất tại Hàn Quốc, có sự hỗ trợ của tập đoàn Huynđai về công nghệ và môi trường nghiên cứu).
Bằng cấp tốt nghiệp: do Đại học Ulsan - Hàn Quốc cấp
Mức học phí của chương trình: 6.500 USD/01 năm
- Chương trình liên kết đào tạo với TRUNG QUỐC (Đại học BK Quế Lâm)
Ngành đào tạo: Tất cả các ngành
Thời gian đào tạo: 4 năm (theo mô hình 1+3)
Địa điểm đào tạo: 1 năm đầu học tại Trường ĐHCN Việt - Hung
3 năm cuối học tại Đại học Quế Lâm - Trung Quốc
Giảng viên: Các giảng viên của ĐHCN Việt - Hung và ĐHBK Quế Lâm
Bằng cấp tốt nghiệp: do Đại học Quế Lâm - Trung Quốc cấp
Mức học phí của chương trình:
+ 2 năm đầu học tại Trường ĐHCN Việt - Hung: mức thu bằng với các chương trình đào tạo trong nước.
+ 2 năm cuối học tại Trung Quốc: 48.300.000 VNĐ/năm
Các chương trình du học diện học bổng toàn phần của Chính phủ:
Số lượng học bổng: Từ 30 - 50 sinh viên/ năm
Các nước cấp học bổng: Hungary, Nga, Anh, Trung Quốc, Úc, …
Ngành đào tạo: Tất cả các ngành
Thời gian đào tạo: 3-4 năm
Địa điểm đào tạo: Các nước đăng ký học
Bằng cấp tốt nghiệp: Bằng Quốc tế, được Bộ GD&ĐT Việt Nam công nhận.
Chế độ học bổng của chương trình:
Tiếp nhận đào tạo, nghiên cứu miễn phí, cấp bảo hiểm y tế và học bổng hàng tháng theo quy định của Chính phủ các nước. Chính phủ Việt Nam cấp vé máy bay một lượt đi và về, phí đi đường, lệ phí làm Hộ chiếu, Visa và cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng theo chế độ hiện hành đối với lưu học sinh diện học bổng toàn phần.