Trong những năm gần đây, ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành học đang trên đà phát triển một cách nhanh chóng, bởi nhu cầu xã hội cũng như thị trường mở rộng, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người theo học ngành kỹ thuật này. Vậy chi tiết các vị trí việc làm của ngành này như thế nào? Cùng đại học Công nghiệp Việt-Hung tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết này.
1. Kỹ sư công nghệ kỹ thuật ô tô có thể làm gì?
Đặc trưng của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô chính là các công việc liên quan tới chiếc xê ô tô, xe tải, phương tiện đi lại đang trở thành phổ biến và thông dụng hiện nay. Những người học ngành công nghệ ô tô sẽ có các nhiệm vụ chính là sửa chữa, chẩn đoán, bảo dưỡng các hệ thống cơ khí, điện tử của phương tiện, bao gồm tất cả các hệ thống trên ô tô, xe máy, máy bay, hàng hải… Các chức danh công việc phổ biến cho ngành này sẽ là kỹ thuật viên bảo trì hay thợ cơ khí…
Các vị trí của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô sẽ có rất nhiều từ kỹ sư thiết kế, kỹ sư thực hành, kỹ thuật viên lắp ráp, thợ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì xe,… Để theo đuổi công việc lâu dài, bạn có thể lựa chọn cụ thể một vị trí công việc cho lĩnh vực này như bảo dưỡng xe ô tô, nhân viên bảo dưỡng xe ô tô có thể chọn chuyên một thiết bị ô tô hay phương tiện cụ thể xuyên suốt công việc của mình.
2. Các vị trí việc làm ngành công nghệ kỹ thuật ô tô
Khi bạn có bằng cấp, bạn sẽ có một chiếc chìa khoá vạn năng cho công việc của ngành kỹ thuật ô tô. Bạn có nhiều sự lựa chọn cho các vị trí làm việc của mình như là một kỹ sư ô tô đơn thuần về sửa chữa, thiết kế, sản xuất hay lựa chọn là người làm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ liên quan tới ô tô hay các lĩnh vực liên quan khác.
Việc làm bảo trì và sửa chữa ô tô
Công việc cụ thể của vị trí công việc này, bạn sẽ là kỹ thuật viên bảo dưỡng, nhân viên sửa chữa ô tô và kính, kỹ thuật viên cơ khí và dịch vụ diesel, thợ lắp đặt điện và điện tử, công nhân bảo trì và sửa chữa chung, nhân viên bảo trì – lắp đặt hệ thống sưởi – điều hoà không khí và điện lạnh. Kỹ thuật viên dịch vụ xe hạng nặng và thiết bị tự động hay thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị viễn thông trên ô tô.
Do hầu hết các thiết bị của một chiếc ô tô đều cần phải được lắp đặt, bảo trì và sửa chữa theo đúng tiêu chuẩn, nên các kỹ thuật viên có tay nghề hay kinh nghiệm sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm sau khi hoàn thành khóa học về công nghệ kỹ thuật ô tô. Thực tế cho thấy, các kỹ thuật viên bảo trì và sửa chữa có vai trò rất quan trọng trong việc sửa chữa các thiết bị, máy móc của ô tô để đảm bảo cho chúng luôn trong trạng thái hoạt động tốt.
Vị trí kỹ sư lắp đặt, chế tạo và sản xuất ô tô
Ở vị trí này, các bạn sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật ô tô sau khi ra trường sẽ được làm những công việc rất thú vị ở trong một nhóm/bộ phận chế tạo xe và làm các công việc của kỹ thuật đó là lắp đặt, chế tạo và sản xuất ô tô. Ở vị trí này, bắt buộc bạn là người kỹ sư phải có kiến thức nền tảng vững chắc về thiết kế, cơ chế hoạt động của ô tô cũng như thành thạo một loạt các kỹ năng vận hành về máy móc. Một số công việc mà bạn có thể đảm nhiệm khi làm ở vị trí này đó là thiết kế, nhận bàn giao các bộ phận, thiết bị chế tạo ô tô và chuẩn bị dây chuyền sản xuất, lắp ráp các bộ phận để trang bị cho xe, định hình các tấm kim loại sẽ tạo nên khung chiếc xe, phun sơn, kiểm tra hay kiểm soát chất lượng chiếc xe.
Các vị trí việc làm cụ thể bạn có thể làm đó là trở thành trưởng nhóm tra mã phụ tùng ô tô, kỹ sư thiết kế ô tô, kỹ sư vận hành hệ thống, nhân viên kỹ thuật ô tô, kỹ sư tư vấn, kỹ sư kiểm soát chất lượng, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp ô tô, kiểm định viên, công nhân lắp ráp ô tô, kỹ thuật viên sơn ô tô….
Ở vị trí lắp đặt, thiết kế, chế tạo ô tô sẽ yêu cầu trình độ chuyên môn cao và các kỹ năng thành thục nên muốn làm ở các vị trí làm việc này, bạn cần chuẩn bị cho mình nền tảng tốt về kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm làm việc của mình.
Vị trí làm việc trong ngành giao thông vận tải hay các lĩnh vực khác có liên quan
Nếu bạn là một kỹ sư kỹ thuật ô tô nhưng lại không muốn làm công việc như lắp ráp, thiết kế, chế tạo, bảo trì hay sửa chữa ô tô thì những công việc thuộc lĩnh vực giao thông như cố vấn dịch vụ ô tô, quản lý vận tải hàng hoá, nhân viên điều khiển xe tải hạng nặng và máy kéo, kỹ thuật viên dịch vụ xe hạng nặng và thiết bị tự động. Hoặc các công việc khác mà các kỹ sư công nghệ ô tô có thể làm như nhân viên kinh doanh ô tô tại các công ty, doanh nghiệp có showroom bán ô tô, phụ tùng ô tô, các kỹ sư nghiên cứu tại các viện nghiên cứu về lĩnh vực ô tô, giảng viên, giáo viên tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô hay các cơ sở dạy nghề sửa chữa, bảo dưỡng, đăng kiểm viên tại các trạm đăng kiểm ô tô hay các chuyên viên giám định, bồi thường xe cơ giới.
3. Thu nhập khủng từ vị trí công việc ngành công nghệ ô tô
Thu nhập ngành công nghệ kỹ thuật ô tô được coi là khá hấp dẫn đối với các bạn trẻ cũng như cơ hội việc làm là rất rộng mở cho các bạn phát triển sự nghiệp với ngành nghề này.
Mức lương của kỹ sư ô tô sẽ dao động từ 9 triệu đồng/tháng sau đó sẽ tăng dần lên, trung bình sẽ vào khoảng 12 triệu đồng/tháng. Đối với các kỹ sư ô tô có kinh nghiệm khoảng 3-4 năm, thu nhập sẽ dao động từ 20-30 triệu đồng/tháng.
Với vị trí nhân viên sửa chữa, kỹ thuật viên ô tô có mức lương khởi điểm dao động trong khoảng 7-10 triệu đồng/tháng khi ở vị trí thực tập hay học việc.
Vị trí nhân viên bảo dưỡng sẽ có mức lương dao động từ 8-12 triệu đồng/tháng.
Người có kinh nghiệm sẽ có mức thu nhập dao động từ 12-15 triệu đồng/tháng và có thể cao hơn…
Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô (mã ngành 7510205) tại Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung được các bạn sinh viên lựa chọn theo học nhiều trong những năm gần đây với 2 phương thức:
+ Xét học bạ THPT ≥ 18.0 điểm
+ Xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT ≥ 15.0 điểm
- Tổ hợp môn: A00, A01, C01, D01
Thầy Chu Đức Tạo - Khoa Ô tô