Thứ ba, 27 Tháng Mười Hai, 2022
Khi nghiên cứu về lý do tại sao rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học gần đây đang vật lộn để có thể có qua được buổi phỏng vấn tuyển dụng, có đủ năng lực khi làm việc sau đó hoặc khởi nghiệp thành công, một mối quan tâm mà tôi đã nghe nhiều lần từ các nhà tuyển dụng là quá nhiều sinh viên đại học ngày nay rất thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc cơ bản.
Mặc dù rất nhiều sinh viên đã hoàn thành khóa thực tập khi còn học đại học - một dấu mốc quan trọng đối với bất kỳ bản lý lịch nào – nhưng nhiều người trong số họ chưa bao giờ có công việc bán thời gian khác hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi, chương trình sinh viên trong thời gian học đại học của mình...
Những lý do mà một sinh viên không muốn đi làm thêm có thể đến từ việc bố mẹ các em có đủ khả năng chu cấp cho việc học hành trong cả quá trình học tập đại học của các em. Hoặc những lý do đến từ chưa tìm được việc làm thêm như ý, chưa tự tin, chưa tìm được việc làm thêm đúng với chuyên ngành, hay như lý do muốn có thời gian để vui chơi,…
Đặc biệt, những sinh viên có gia cảnh khá giả, giàu có, họ quá bận rộn với những việc vui chơi, thể thao, học tập hoặc có thể tuân theo một lịch trình hoạt động đầy đủ do cha mẹ đặt trước.
Đối với các hoạt động ngoại khóa và các chương trình sinh viên, có thể rất nhiều lý do mà một sinh viên có thể quyết định không tham gia. Điều này có thể lý giải là mỗi sinh viên đều có một công việc riêng và đam mê riêng, vì vậy có nhiều sinh viên không có sự hứng thú đối với hoạt động ngoại khóa, các chương trình sinh viên.
Một số sinh viên, do không được bộ phận nào thông tin, tuyên truyền, giải thích hoặc người đứng đầu chưa biết cách truyền tải, thu hút đoàn viên tham gia các hoạt động ngoại khóa và chương trình sinh viên nên nhiều sinh viên không hiểu hoặc không biết, không hào hứng với những hoạt động trên.
Đặc biệt, một bộ phận không nhỏ các bạn sinh viên chưa nhận thấy được những lợi ích khi tham gia các hoạt động đoàn thể, thế nên người ta nói làm đoàn là ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng hoặc lợi ích khi tham gia các cuộc thi, chương trình sinh viên nên các bạn có sự thờ ơ cũng là điều dễ hiểu.
Những lý do về lợi ích cũng là vấn đề muôn thuở được các bạn sinh viên đưa ra “cân, đo, đong, đếm” trong mọi phong trào, hoạt động. Có những sinh viên sẽ chỉ tham gia khi mình giỏi, tốt về hoạt động nào đó, còn những hoạt động còn lại thì lại không muốn đăng ký tham gia. Đồng thời, có rất nhiều đoàn viên lười làm, ngại làm và ngại va chạm hoặc có cách sống thu mình, khép kín.
Từ những lý do trên, dẫn tới nhiều sinh viên chưa tham gia các hoạt động làm thêm bán thời gian, chưa tham gia hoạt động ngoại khóa, cuộc thi và chương trình sinh viên mà trường đại học nơi các em học tập tổ chức.
Và trong thời đại hiện nay, khi các công việc bán thời gian rất nở rộ ở mọi công ty trong mọi lĩnh vực cũng như những hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi và chương trình sinh viên được tổ chức thường xuyên thì mỗi sinh viên cần phải tự nhìn nhận lại để có hướng đi đúng cho mình nhằm hoàn thiện bản thân.
Để thành công trong công việc sau này, mỗi sinh viên ngoài chuyên môn giỏi thì cần có thêm kỹ năng. Nếu như một sinh viên tham gia làm thêm, các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi và chương trình sinh viên đúng chuyên ngành học thì sinh viên đó sẽ có thể học hỏi được cả chuyên môn và kỹ năng về các vị trí công việc sau này. Tuy nhiên, nếu những hoạt động làm thêm, ngoại khóa và chương trình sinh viên chưa đúng với chuyên môn học thì những sinh viên trên vẫn học hỏi, trau dồi các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng bao quát vấn đề và tổ chức triển khai công việc... ngoài ra là những phần thưởng khi mình đạt được các giải từ các cuộc thi, chương trình sinh viên…
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những sinh viên được tuyển dụng khi đang học đại học phân bổ thời gian của họ hiệu quả hơn, tìm hiểu về các quy định và trách nhiệm tại nơi làm việc và có động lực học tập chăm chỉ hơn trong các lớp học để họ có thể đạt được một mục tiêu nghề nghiệp nhất định.
Và các nhà tuyển dụng chia sẻ rằng sinh viên tốt nghiệp đại học ngày nay không có đủ kinh nghiệm học hỏi từ những thất bại hoặc khó khăn, vì vậy họ không có kỹ năng ưu tiên và đối phó với những khách hàng khó tính hoặc những công việc gấp rút. Lý do đơn giản là vì sinh viên quá thiếu các kỹ năng và trải nghiệm trong quá trình học. Đặc biệt, đó là các kỹ năng, trải nghiệm liên quan đến vị trí công việc mà sinh viên đó dự định làm việc sau khi ra trường.
Bỏ qua một công việc khi còn đi học có nghĩa là sinh viên chưa tốt nghiệp mất nhiều hơn tiền lương. Một công việc dạy cho những sinh viên cách nhìn nhận một nhịp điệu trong ngày, đặc biệt là những loại công việc thường ngày mà thanh thiếu niên có xu hướng làm. Đó là nơi họ học được tầm quan trọng của việc xuất hiện đúng giờ, giữ đúng lịch trình, hoàn thành danh sách nhiệm vụ và chịu trách nhiệm với người quản lý, người có thể cung cấp cho họ liều phản hồi tiêu cực đầu tiên để cuối cùng họ nhận ra rằng họ không tuyệt vời như giáo viên, cha mẹ của họ, và bằng cấp mà họ đạt được đã khiến họ tin tưởng.
Đi làm thêm khi còn đi học cũng giúp nâng cao nhận thức về bản thân. Các nhà tuyển dụng mà tôi đã phỏng vấn nói rằng sinh viên tốt nghiệp đại học ngày nay sẵn sàng làm việc chăm chỉ để hoàn thành công việc. Nhưng tất cả họ đều có những câu chuyện về những hành vi mà họ thấy là không thể chấp nhận được: nhân viên trẻ thường mải lướt mạng, chơi game, thiếu tư duy và kỹ năng về công việc,...
Các trường đại học ngày càng coi sinh viên như khách hàng và sản phẩm hoặc với tuyên ngôn vì người học và sự phù hợp... Vì vậy, các trường đại học cần xây dựng chương trình đào tạo mỗi ngành có sự lồng ghép nhiều kiến thức về thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tiễn cho sinh viên. Trong quá trình học, các CLB chuyên môn, các liên chi trong các trường cần phải tạo ra nhiều chương trình, sân chơi đa dạng, bổ ích cho các sinh viên có cơ hội thể hiện, cọ xát. Đồng thời, mỗi nhà trường cần có những buổi trao đổi ngoại khóa về kỹ năng, định hướng công việc để mọi sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc làm thêm, trải nghiệm về ngành nghề, vị trí công việc của mình sau này.
Càng nhiều sinh viên có thể làm việc trong các công việc cùng với nhiều thế hệ khác nhau, giúp họ hiểu rõ hơn về các con đường nghề nghiệp cụ thể và các sắc thái của nơi làm việc, thì họ càng có cơ hội bước vào thế giới việc làm sau đại học một cách vững vàng nhất. Và đó cũng là cách để mỗi nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo; nâng cao uy tín, thương hiệu của mình để nhà trường ngày càng phát triển.
Tác giả: Lê Thị Thu Phương
Khoa Quản trị - Ngân hàng
16 Tháng 12
Tọa đàm kết nối Giáo dục Đào tạo giữa trường THPT, Trường ĐHCN Việt – Hung và doanh nghiệp
10 Tháng 12
28 Tháng 11
27 Tháng 11
Lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp Khoa Ô tô – Khóa 44 Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung
21 Tháng 11