• GIỚI THIỆU
    • Giới thiệu chi tiết nhà trường
    • Thư ngỏ của Hiệu trưởng
    • Những điểm khác biệt
      • Sinh viên vừa là khách hàng vừa là sản phẩm
      • Sinh viên không có tiền vẫn có thể đến học...
      • Sinh viên được tham gia doanh nghiệp, ...
      • Sinh viên không phải nộp tiền học lại, thi lại
      • Sinh viên được tư vấn, hỗ trợ suốt đời...
    • Công khai giáo dục
  • TUYỂN SINH
    • Tư vấn lựa chọn ngành nghề
    • Đại học chính quy
    • Đại học liên kết nước ngoài
  • ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
    • Mục tiêu đào tạo
    • Ngành đào tạo
      • Tài chính ngân hàng
      • Quản trị kinh doanh
      • Kinh tế
      • Công nghệ thông tin
      • Công nghệ kỹ thuật Điện-Điện tử
      • Công nghệ kỹ thuật Cơ khí
      • Công nghệ kỹ thuật Ô tô
      • Công nghệ kỹ thuật Xây dựng
    • Cách thức đào tạo
    • Hợp tác đào tạo
  • SAU ĐẠI HỌC
  • ĐB CHẤT LƯỢNG
  • TIN TỨC - SỰ KIÊN
    • Hoạt động chung
    • Hoạt động đào tạo
    • Hoạt động HT Doanh nghiệp
    • Hoạt động Nghiên cứu khoa học
    • Hoạt động Hợp tác quốc tế
  • LIÊN HỆ
  • Trang chủ  
  • Sổ tay sinh viên  
  • Bỏ túi kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cơ bản

Bỏ túi kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cơ bản

Thứ hai, 21 Tháng Mười Một, 2022

Nhiều bạn học tiếng Anh nói chung đều thấy học ngữ pháp tiếng Anh khó và rắc rối; các bạn gặp khó khăn khi lắp ghép từ lại với nhau để tạo nên một câu hoàn chỉnh. Tại sao vậy? Vấn đề là các bạn chưa nắm chắc các kiến thức ngữ pháp tiếng Anh cơ bản. Nếu bạn thấy mình đang "loay hoay" trong việc học ngữ pháp tiếng Anh thì hãy cùng tham khảo bài viết này nhé.

Thành phần câu tiếng Anh (Sentence elements)

Bạn sẽ chẳng thể học được tiếng Anh nếu bạn không học ngữ pháp. Để hiểu được các chuyên đề ngữ pháp phức tạp thì điểm cốt lõi, ngay từ đầu bạn cần phải nắm bắt được, đó là phân tích được các thành phần câu, hiểu được mối quan hệ của các thành phần câu trong tiếng Anh. Từ đó, bạn có thể nghe/đọc hiểu được tất cả các câu và nói/viết đúng ngữ pháp.

Các bạn luôn nhớ hai thành phần quan trọng không thể thiếu của một câu tiếng Anh đó là chủ ngữ (Subject = S) và động từ (Verb = V).

Ví dụ:

We English in the classroom (sai)

We are learning English in the classroom ( đúng)

Chủ ngữ: là người/vật thực hiện hành động

Động từ: diễn tả hành động/ hoạt động của chủ thể

Ngoài chủ ngữ và động từ ra câu còn có các thành tố khác như:

O = Object: Tân ngữ - chỉ đối tượng bị động từ tác động vào. Tân ngữ có thể có, có thể không có, tùy theo động từ.

C = Complement: Bổ ngữ - chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái

A = Adverbial: Trạng ngữ - chỉ nơi chốn, thời điểm, thời gian, cách thức, lý do mà hành động xảy ra. Trạng ngữ có thể có, có thể không có; nếu có sẽ làm rõ ý nghĩa của câu hơn, còn nếu không có cũng không ảnh hưởng đến câu về mặt ngữ pháp.

Các thành tố này được lựa chọn rồi sắp đặt, lắp ghép theo một trật tự quy tắc nhất định để diễn đạt một ý nghĩa giao tiếp nhất định. Tùy theo sự có mặt và trình tự sắp xếp của các thành phần câu kể trên, trong tiếng Anh có 7 mẫu câu cơ bản như sau:

S – V             → She is reading.

S – V – O        → She teaches English.

S – V – O – O → She teaches her students English.

S – V – A        → She is reading in the library.

S – V – C         → She is an English teacher.

S – V – O – C   → Her students find English interesting.

S – V – O – A   → She teaches English every day.

Vì chủ ngữ và động từ là hai thành phần bắt buộc trong câu, nên bạn phải học cách nhận diện được hai thành phần này. Khi đã xác định được chúng thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra các thành phần khác và khó nhầm lẫn các thành phần này với nhau. Nói về động từ bạn phải nhớ mỗi câu đơn chỉ có một động từ chính. Động từ chính trong câu là động từ được chia thì (tense). Tiếng Anh có 12 thì, nhiệm vụ của bạn là nhớ công thức 12 thì và các dấu hiệu nhận biết.

Ví dụ:

My friend usually goes to school at 7am. ( thì hiện tại đơn)

My friend is going to school now (thì hiện tại tiếp diễn)

My friend went to school (thì quá khứ đơn)

Lưu ý bạn một nguyên tắc căn bản là nếu có chủ ngữ thì động từ chia thì, không có chủ ngữ thì động từ không chia thì mà phải chia theo dạng; bare infinitive (động từ nguyên mẫu không “to”), to-infinitive (động từ nguyên mẫu có “to”),  V-ing (động từ thêm ing), Vpp ( động từ ở dạng phân từ).

Ví dụ:  We need to improve our English

Nếu một câu có nhiều động từ chính thì đó là một câu ghép, hay câu phức được liên kết từ nhiều câu đơn lại với nhau.

Ví dụ:

I talked and he listened.

He failed his exam because he missed classes so often

Động từ chính ngoài đứng ngay sau chủ ngữ thì còn có một số vị trí sau, bạn cần nhớ đễ diễn đạt câu cho đúng:

- Sau trạng từ chỉ tần suất

Ví dụ: We often go to the library after class

- Đứng trước tân ngữ

Ví dụ: We are reading books in the library now

- Đứng trước tính từ

Ví dụ: We feel happy

Từ loại (parts of speech) trong tiếng Anh.

Ngoài việc nhận diện được thành phần chính của câu bạn cần hiểu rõ khái niệm từ loại (parts of speech) trong tiếng Anh, các từ loại trong câu có mối quan hệ với nhau ra sao.

Danh từ (noun) - từ chỉ người hoặc vật nào đó. Danh từ có thể là chủ ngữ, tân ngữ, bổ ngữ trong câu.

Ví dụ: She is a good teacher.

Tính từ (adjective)- từ để miêu tả danh từ. Thường trả lời câu hỏi cái nào, loại nào hoặc bao nhiêu cái.

Ví dụ: You are wonderful students.

Động từ (verb)- từ chỉ hành động hoặc trạng thái

Ví dụ: She usually hangs out with her friend.

Trạng từ (adverb) - từ mô tả hoặc bổ ngữ một động từ, một tính từ hoặc một trạng từ khác trong câu. Trạng từ thường trả lời các câu hỏi khi nào, ở đâu, như thế nào, tại sao, trong điều kiện nào, hoặc ở mức độ nào. Trạng từ thường kết thúc bằng -ly.

Ví dụ: I speak slowly enough for my student to do understand the lesson.

Đại từ (pronoun)- từ thay thế danh từ đã nhắc đến trước đó. Trong tiếng Anh, chúng ta thay thế một danh từ bằng một đại từ, được gọi là tiền thân của nó.

Ví dụ: Mrs Trang is an English teacher. She is satisfied with her students because they all learn very well.

Từ hạn định(determiner) - từ để giới hạn và xác định danh từ.

Ví dụ: I love my students

Giới từ (preposition) - từ chỉ ra mối quan hệ về không gian, thời gian,... của các thành phần trong câu với một cụm danh từ, đại từ, V-ing

Ví dụ: The students are studying hard for their exams.

Liên từ (conjunction) - từ liên kết 2 câu lại với nhau.

Ví dụ: Although English grammar is difficult, we like to study it.

Thán từ (Interjection) - từ mang nghĩa cảm thán, không có giá trị về mặt ngữ pháp nhưng thường được sử dụng rất thường xuyên trong văn nói. Thán từ giúp người nói bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ: Shh! I need to focus on the lesson.

Qua bài viết hy vọng bạn đã thực sự hiểu rõ về câu tiếng Anh cơ bản bao gồm những thành phần nào, cũng như xác định được động từ chính trong câu nằm ở đâu, hiểu biết cơ bản về từ loại, từ loại ghép nối với nhau như thế nào để tạo thành một câu. Nắm vững và ứng dụng thành thạo kiến thức ngữ pháp cơ bản này bạn sẽ cải thiện được việc học Tiếng Anh của mình.

Chúc các bạn học tập tốt!

 

(Tác giả: Phạm Thị Bình  -  GV Trung tâm Ngoại Ngữ - Tin Học)                      

 

Tin tức liên quan

  • ĐỖ THỊ NGỌC LAN SINH VIÊN K45 TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG "TỪ SỰ LỰA CHỌN GIẢN DỊ ĐẾN HÀNH TRÌNH VƯƠN XA" (15/07/2025)
  • Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung tham gia giải bóng đá sinh viên Việt Nam lần III 2025 cup THACO (19/12/2024)
  • Phỏng vấn tấm gương sinh viên tiêu biểu ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung (28/11/2024)
  • Phóng sự về sinh viên đạt giải kép trong chương trình Future Banker tại MBBank Hà Nội (28/11/2024)
  • 7 lợi ích vàng khi sinh viên thực tập tại ngân hàng – Bước đệm thành công cho sinh viên tài chính (28/11/2024)

THÔNG BÁO MỚI NHẤT

  • Thông báo thay đổi trụ sở làm việc của Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung
  • Lễ công bố quyết định công nhận chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt – Hung
  • Lễ công bố bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung nhiệm kỳ 2023 – 2028
  • Thông báo số 288 về việc đề xuất/đăng ký nhiệm vụ KH&CN Trường ĐHCN Viêt- Hung
  • Thông báo số 287 về đăng ký đề tài NCKH sinh viên cấp trường năm học 2024-2025

Sự kiện

  • 08 Tháng 07

    Đại diện Khoa Điện, điện tử, Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung tham dự hội thảo APEC về thúc đẩy hiệu quả năng lượng trong ngành sản xuất

  • 13 Tháng 06

    Gặp mặt chia tay Nhà giáo nhân dân, Tiến sĩ Nguyễn Đức Trí – Nguyên bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường nghỉ hưu theo chế độ

  • 11 Tháng 06

    Lễ công bố quyết định công nhận chức vụ Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt – Hung

  • 10 Tháng 06

    Niềm tin và động lực để Đảng bộ Trường Đại Học Công Nghiệp Việt - Hung bước vào giai đoạn phát triển mới 2025-2030

  • 02 Tháng 06

    Hội nghị bàn giao nhiệm vụ của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung

Sổ tay sinh viên

  • ĐỖ THỊ NGỌC LAN SINH VIÊN K45 TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG "TỪ SỰ LỰA CHỌN GIẢN DỊ ĐẾN HÀNH TRÌNH VƯƠN XA"
  • Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung tham gia giải bóng đá sinh viên Việt Nam lần III 2025 cup THACO
  • Phỏng vấn tấm gương sinh viên tiêu biểu ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung
  • Phóng sự về sinh viên đạt giải kép trong chương trình Future Banker tại MBBank Hà Nội
  • 7 lợi ích vàng khi sinh viên thực tập tại ngân hàng – Bước đệm thành công cho sinh viên tài chính

Đối tác liên kết

Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp

Bộ Giáo dục và đào tạo

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh

Đại học Công nghiệp Việt Trì

Copyright © 2016 Đại học Công nghiệp Việt-Hung. All Rights Reserved.

Địa điểm đào tạo:

Cơ sở Sơn Tây - Số 16 Hữu Nghị, Xuân Khanh, Sơn Tây, TP. Hà Nội

Cơ sở Thạch Thất -  Địa chỉ: KCN Bình Phú, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội

Cơ sở Thanh Xuân - Địa chỉ: số 27 Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội

  • ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG
  • QUYỀN RIÊNG TƯ
1.826 Đang online : 992 Hôm nay: 6.703.061 Tổng cộng :