Thứ ba, 10 Tháng Mười Hai, 2024
Đào tạo nguồn nhân lực gắn liền với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu thực tế của người học và doanh nghiệp, hỗ trợ giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường… là những lợi ích trong liên kết giáo dục đào tạo giữa các trường trung học phổ thông, trường đại học với các doanh nghiệp hiện nay.
Đổi mới, sáng tạo trong kết nối giáo dục
Với mong muốn giúp các em học sinh năm cuối bậc phổ thông trung học có được sự trải nghiệm về thực tế làm việc tại các doanh nghiệp và đời sống sinh viên tại trường đại học, từ đó sớm đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân về ngành nghề sẽ theo đuổi trong tương lai, ngày 10/12/2024, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung (Bộ Công Thương) đã tổ chức “Chương trình thực tế cho học sinh lớp 12” và tọa đàm “Kết nối Giáo dục đào tạo giữa trường trung học phổ thông, trường đại học và doanh nghiệp”.
Sự kiện thu hút sự quan tâm tham gia của ông A-ron Bo-la-dơ - Tham tán Giáo dục, Văn hóa và Báo chí nước Cộng hòa Hungary tại Việt Nam, ông Tô Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông VNPT (VNPT Technology), Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các thầy cô giáo chủ nhiệm của một số trường THPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội và các vùng lân cận. Đặc biệt là sự tham gia của gần 700 học sinh lớp 12 Trường THPT Ngô Quyền - huyện Ba Vì và 200 sinh viên các ngành đào tạo đại diện cho gần 5.000 sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung.
NGND. TS. Nguyễn Đức Trí - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung cho biết, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội, tất cả mọi thứ đều thay đổi nhanh chóng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng.
Cụ thể, ngày 02/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1269/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia nhằm thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ.
Đổi mới, sáng tạo trong kết nối giáo dục
Với mong muốn giúp các em học sinh năm cuối bậc phổ thông trung học có được sự trải nghiệm về thực tế làm việc tại các doanh nghiệp và đời sống sinh viên tại trường đại học, từ đó sớm đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân về ngành nghề sẽ theo đuổi trong tương lai, ngày 10/12/2024, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung (Bộ Công Thương) đã tổ chức “Chương trình thực tế cho học sinh lớp 12” và tọa đàm “Kết nối Giáo dục đào tạo giữa trường trung học phổ thông, trường đại học và doanh nghiệp”.
Sự kiện thu hút sự quan tâm tham gia của ông A-ron Bo-la-dơ - Tham tán Giáo dục, Văn hóa và Báo chí nước Cộng hòa Hungary tại Việt Nam, ông Tô Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông VNPT (VNPT Technology), Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các thầy cô giáo chủ nhiệm của một số trường THPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội và các vùng lân cận. Đặc biệt là sự tham gia của gần 700 học sinh lớp 12 Trường THPT Ngô Quyền - huyện Ba Vì và 200 sinh viên các ngành đào tạo đại diện cho gần 5.000 sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung.
NGND. TS. Nguyễn Đức Trí - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung cho biết, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội, tất cả mọi thứ đều thay đổi nhanh chóng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng.
Cụ thể, ngày 02/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1269/QĐ-TTg thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia nhằm thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ.
Tiếp đến, ngày 25/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến 2030”, đưa ra mục tiêu “Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số”.
Mới đây nhất, tại Lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tuyên bố lấy ngày 1/10 hàng năm là Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam và truyền đi thông điệp: “Đổi mới để bứt phá vượt qua chính mình, sáng tạo để vươn xa, bay cao trong bầu trời kỷ nguyên số và phát triển xanh của nhân loại. Ngày hội Đổi mới sáng tạo của Việt Nam sẽ là ngày hội tụ của trí tuệ nhân loại và lan tỏa lợi ích mạnh mẽ. Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia sẽ là trái tim của đổi mới sáng tạo quốc gia, lan tỏa tư duy sáng tạo, có khả năng làm chủ công nghệ, tham gia vào quá trình định hình tương lai của nhân loại”.
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhấn mạnh: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế, tiềm lực và uy tín quốc tế như ngày hôm nay”. Hiện nay, đất nước ta đang bước vào một kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình với khát vọng về một Việt Nam hùng cường, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Mỗi chúng ta đều cảm thấy tự hào vì mình là người con đất Việt, đồng thời cũng nhận thấy trách nhiệm cá nhân của mình trước vận hội mới của dân tộc”.
Với tinh thần “Đổi mới sáng tạo, kết nối - chuyển đổi - lan tỏa”, NGND.TS. Nguyễn Đức Trí - cho biết, sự kiện Kết nối giáo dục đào tạo giữa trường trung học phổ thông, trường đại học và doanh nghiệp là sáng kiến của 3 đơn vị, gồm: Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền - Ba Vì, Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung và Công ty Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông VNPT (VNPT Technology), cùng sự hỗ trợ của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.
“Mục tiêu của chương trình là tổ chức các hoạt động gắn kết giữa các chủ thể lãnh đạo, quản lý của các nhà trường với doanh nghiệp; gắn kết các thầy cô giáo của trường trung học phổ thông với giảng viên của trường đại học và cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp; và đặc biệt là gắn kết các em học sinh trường trung học phổ thông với sinh viên trường đại học và người lao động của doanh nghiệp” - NGND.TS. Nguyễn Đức Trí cho biết.
Bên cạnh các giao lưu, chia sẻ trong Tọa đàm tại hoạt động tiếp xúc với nhà tuyển dụng, thông qua các hoạt động kết nối, các em học sinh trung học phổ thông sẽ có thêm những kiến thức thực tế cần thiết để tự mình quyết định về con đường học tập và lao động sau trung học phổ thông. Tại diễn đàn, ông A-ron Bo-la-dơ - Tham tán Giáo dục, Văn hóa và Báo chí nước Cộng hòa Hungary tại Việt Nam đã chia sẻ về chương trình học bổng của Chính phủ Hungary dành cho cấp đại học và sau đại học.
Đây là cơ hội để các em học sinh, sinh viên Việt Nam phấn đấu, nhằm có được học bổng phục vụ cho việc học của mình. Kỳ vọng lớn của học sinh, sinh viên Dưới góc độ là học sinh thụ hưởng những chính sách học tập, em Phùng Thị Quỳnh Anh - học sinh lớp 12A9 Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền - Ba Vì chia sẻ, em rất lo sau khi học xong lớp 12 sẽ phải định hướng tương lai như nào, chọn trường, chọn ngành ra sao để vừa phù hợp với học lực, điều kiện kinh tế, và để sau này có thể lo cho bản thân và gia đình.
Nhưng khi đến với sự kiện Kết nối giáo dục và đào tạo ngày hôm nay, em cảm thấy rất vui, vì những lo lắng, băn khoăn của mình đã được giải đáp. Em mong rằng, những định hướng của các thầy cô giáo và từ nhà tuyển dụng sẽ giúp chúng em có được sự lựa chọn tốt nhất cho tương lai của mình.
Em Hà Ngọc Anh (sinh năm 2006) - sinh viên K48, Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung cho biết, những tâm sự của các em học sinh trung học phổ thông cũng chính là tâm tư và thấy hình ảnh của bản thân em đầu năm 2024 - khi đang là học sinh lớp 12. Tuy nhiên, khi được các thầy cô giáo Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung về tận trường tư vấn tuyển sinh, sau đó có dịp được đến thăm Trường, đồng thời được trò chuyện, tiếp xúc và học hỏi nhiều kinh nghiệm từ các anh chị khóa trước, nên em đã quyết định nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển sớm vào trường.
Nữ sinh viên còn chia sẻ về bất ngờ lớn khi mới vào nhập học hơn 1 tháng đã được Nhà trường giới thiệu tham gia thực tập luôn tại doanh nghiệp, với tháng lương đầu tiên nhận được là hơn 5,2 triệu đồng. “Em được xếp vào làm tại Công ty Viettel, còn một số bạn khác thì làm ở VNPT Technology, khi thực tập tại công ty, em được tham gia vào các dây chuyền sản xuất hiện đại, mà lần đầu tiên em được thấy. Em rất phấn khởi với môi trường làm việc mới của mình, em được đi làm, được gặp gỡ nhiều anh chị trong dây chuyền, mở rộng được nhiều các mối quan hệ hơn, được cùng mọi người phối hợp làm việc để đạt chỉ tiêu mỗi ngày… Khi thực tập hưởng lương xong, về học tập tại trường, em được các thầy cô dạy lý thuyết, được tham gia thực hành giúp em hiểu và cũng yêu chính ngành học Công nghệ thông tin của mình hơn.
Doanh nghiệp hợp tác thực chất, hiệu quả
Tham gia trực tiếp tại tọa đàm, ông Tô Mạnh Cường - Tổng Giám đốc VNPT Technology cho biết, việc hợp tác giúp doanh nghiệp sớm tiếp cận với sinh viên và tuyển được nguồn nhân lực chất lượng cao của Nhà trường. Mỗi sinh viên được thực tập trong vòng 5-6 tuần, trong hơn 3 tháng hợp tác với Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung, Công ty đã tuyển được hơn 700 sinh viên thực tập, làm việc và Công ty trả thẳng lương cho sinh viên. Sinh viên rất phấn khởi vì có thu nhập cao hơn đi làm bên ngoài theo xu thế chung hiện nay.
Điều quan trọng hơn là sinh viên được hướng dẫn định hướng nghề nghiệp, được cọ sát thực tế, thực chiến và học hỏi được nhiều kiến thức, rèn luyện kỷ luật, tác phong công nghiệp trong nhà máy đúng ngành mình đang được đào tạo, đảm bảo sinh viên ra trường làm việc được ngay và vào được doanh nghiệp lớn, có mức lương cao.
Bên cạnh đó, thông qua hợp tác, Nhà trường cùng doanh nghiệp xây dựng modul đào tạo phù hợp với nhu cầu công việc trong thực tế. Doanh nghiệp còn trang bị, ủng hộ Nhà trường các thiết bị máy móc phục vụ đào tạo, hỗ trợ học bổng cho sinh viên nghèo chăm học, học giỏi,... Đây cũng là trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng xã hội, với nhà trường để góp phần tạo nguồn nhân lực đầu ra chất lượng tốt hơn.
Tương tự, em Hà Ngọc Anh (sinh năm 2006), sinh viên K48, Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học công nghiệp Việt - Hung cho biết, những tâm sự của các em học sinh trung học phổ thông chính là hình ảnh của bản thân em của đầu năm 2024 khi đang là học sinh lớp 12. Tuy nhiên, khi được các thầy cô Trường Đại học công nghiệp Việt - Hung về tận trường tư vấn tuyển sinh, sau đó có dịp đến thăm trường và được, trò chuyện, tiếp xúc và học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các anh chị khóa trước nên em quyết định nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển sớm vào trườn
Nữ sinh viên còn chia sẻ về bất ngờ lớn khi mới vào nhập học hơn 1 tháng đã được nhà trường giới thiệu tham gia thực tập luôn tại doanh nghiệp với tháng lương đầu tiên nhận được là hơn 5,2 triệu đồng. “Em được xếp làm tại công ty Viettel, còn một số bạn khác thì làm ở VNPT Technology, khi thực tập tại công ty em được tham gia vào các dây chuyền sản xuất hiện đại, mà lần đầu tiên em được thấy. Em rất phấn khởi với môi trường làm việc mới của mình, em được đi làm, được gặp gỡ nhiều anh chị trong dây chuyền, mở rộng được nhiều các mối quan hệ hơn, được cùng mọi người phối hợp làm việc để đạt chỉ tiêu mỗi ngày… Khi thực tập hưởng lương xong, về học tập tại trường em được các thầy cô dạy lý thuyết, được tham gia thực hành giúp em hiểu và cũng yêu chính ngành học công nghệ thông tin của mình hơn.
Như vậy, với việc bám sát nhu cầu thực tế của xã hội, đặt người học lên hàng đầu, vì lợi ích của người học, đồng thời thay đổi cách nghĩ, cách làm trong hoạt động kết nối, mối quan hệ giữa trường trung học phổ thông, trường đại học và doanh nghiệp đã cùng tạo sức mạnh cộng hưởng, sự sáng tạo trong giải bài toán chung về nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
10 Tháng 12
28 Tháng 11
27 Tháng 11
Lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp Khoa Ô tô – Khóa 44 Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung
21 Tháng 11
19 Tháng 11
Hội nghị tổng kết công tác sinh viên và tuyên dương sinh viên tiêu biểu năm học 2023-2024